TIN TỨC
Hệthốngdịchvụkháchhàng
Tênngườidùng:
Mậtkhẩu:
Mãxác minh:  Mãxác minh
Vịtríhiệntạicủabạn:TRANG CHỦ > TIN TỨC > Côngnghiệp Tin tức > Cơ thể
BẢNG MÔ TẢ VÀ ĐỊNH NGHĨA DANH MỤC CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM BẮT BUỘC (SỬA ĐỔI NĂM 2023)!
Nhà xuất bản:Quản trị viên  Thời gian phát hành:2023/9/27

Thông báo của Cục Quản Lí Nhà nước về Quản Lí Thị Trường về việc ban hành bảng mô tả và định nghĩa danh mục chứng nhận sản phẩm bắt buộc.


Nhằm thuận tiện cho các bên liên quan xác định chính xác phạm vi danh mục chứng nhận sản phẩm bắt buộc, Cục Quản Lí Nhà nước về Quản Lí Thị Trường đã sửa đổi và thành lập Bảng mô tả và định nghĩa danh mục chứng nhận sản phẩm bắt buộc (sửa đổi năm 2023) dựa trên cơ sở điều chỉnh danh mục sản phẩm bắt buộc và tình hình điều chỉnh các tiêu chuẩn chứng nhận liên quan. Có tổng cộng 96 sản phẩm thuộc 16 danh mục lớn, trong đó 7 sản phẩm được ký hiệu *phải thực hiện tự công bố theo chương trình A (hình thức thí nghiệm phòng thí nghiệm tự chọn+tự công bố), 12 loại sản phẩm ký hiệu ** phải thực hiện thủ tục tự công bố theo chương trình B (hình thức thí nghiệm phòng thí nghiệm được chỉ định+tự công bố).Bản mô tả và định nghĩa danh mục chứng nhận bắt buộc (sửa đổi năm 2020) do Cục Quản Lí Nhà Nước về Quản Lí Thị Trường phát hành thông báo số 18 năm 2020 đồng thời cũng bị bãi bỏ.


Giải thích Bảng mô tả và định nghĩa danh mục chứng nhận sản phẩm bắt buộc (sửa đổi năm 2023)


1. Đối với sản phẩm điện và điện tử, ngoại trừ các thiết bị thông tin đầu cuối, máy hàn điện, thiết bị điện chống cháy nổ, phạm vi sử dụng được giới hạn ở các sản phẩm cung cấp nguồn điện có thể kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp lớn hơn 36V(dòng điện DC hoặc AC có giá trị hiệu dụng)

2. Đối với sản phẩm điện và điện tử, ngoại trừ thiết bị đầu cuối người dùng di động gắn trên xe, thiết bị điện chống cháy nổ hoặc ngoài các hướng dẫn đặc biệt, các sản phẩm có thiết kế và kết cấu lắp đặt đặc biệt được chế tạ và sử dụng cho ô tô, xe máy, tàu hỏa, thuyền, máy bay không nằm trong phạm vi áp dụng chứng nhận CCC. 

3. Các sản phẩm tái sản xuất không được chứng nhận CCC.

4. Sản phẩm đa công năng có từ 2 công năng trở lên trong danh mục chứng nhận sản phẩm bắt buộc được tiến hành phân loại theo công năng chính và mục đích sử dụng. Sản phẩm đa công năng phải tuân thủ các tiêu chuẩn sử dụng của công năng chính sản phẩm và thực hiện theo các yêu cầu về quy tắc thực hiện chứng nhận. Đồng thời phải tính đến các tiêu chuẩn áp dụng và yêu cầu về quy tắc đối với các sản phẩm công năng khác tương ứng.

5. Định nghĩa về sản phẩm áp dụng phải kết hợp giữa “mô tả loại sản phẩm” và “mô tả hoặc liệt kê phạm vi áp dụng sản phẩm” và “giải thích”, v.v., phán định sản phẩm này là có thuộc phạm vi chứng nhận này không.

6. Danh sách sản phẩm không nhất thiết phải bao gồm tất cả các tên sản phẩm có thể có. Các sản phẩm chưa được liệt kê có thể được xác định theo các trường hợp cụ thể bằng cách tham khảo mô tả tương ứng.

7.Tất cả sản phẩm có ký hiệu * phải thực hiện thủ tục tự công bố A (hình thức thí nghiệm phòng thí nghiệm tự chọn + tự công bố), các sản phẩm có ký hiệu ** phải thực hiện thủ tục tự công bố B (hình thức thí nghiệm phòng thí nghiệm được chỉ định + tự công bố)


Để biết thêm chi tiết vui lòng tra cứu trang Web:

https://www.cnca.gov.cn/hlwfw/ywzl/qzxcprz/mlmsyjd/index.html


Dịch vụ của BACL:

BACL có thể cung cấp cho bạn các dịch vụ hiệu quả và đáng tin cậy tại Hoa Kỳ (NRTL, FCC, ENERGY STAR), Canada (ISED, SCC), Liên minh Châu Âu (CE), Vương quốc Anh (UKCA AB & AOC), Úc (RCM), Nam Hàn Quốc (KC), Nhật Bản ( MIC), Singapore (IMDA), Hồng Kông (OFCA), Đài Loan (NCC, BSMI), Ai Cập (NTRA, GOEIC), Nam Phi (SABS), Việt Nam (MIC), Ả Rập Saudi (SASO , CITC), Philippines (NTC), Thái Lan (NBTC), Malaysia (SIRIM), Ấn Độ (BIS, WPC, TEC) và các dịch vụ chứng nhận đa quốc gia khác đảm bảo rằng sản phẩm của bạn vẫn có thể dễ dàng thâm nhập thị trường thương mại quốc tế ngày nay như thương mại quốc tế rào cản ngày càng khốc liệt!